Chúa biết rằng con làm văn rất dở
Chia
động từ “tình” văn phạm hay sai
Tình
vu vơ, con lầm lẫn tình Ngài
Rồi
dở dang, lại trách thầm: tại Chúa.
Chúa cũng biết con học toán rất dở
Lập
phương trình: hai vế chẳng bằng nhau
Bên
tình Chúa, con trừ trước trừ sau
Bên
tình đời, con lũy thừa gấp mấy.
Ấy vì con chứng minh điều mình thấy
Bằng
mắt phàm, ưa dễ dãi suy tư
Thấy
tình đời đầy hấp dẫn mộng mơ
Thế
là dồn trí tâm vào phân tích.
Và chứng minh cho mình đầy bản lĩnh
Giỏi
tình đời, chinh phục các giai nhân
Tìm
hoa thơm cỏ lạ chốn phong trần
Để
tận hưởng chút niềm vui trần thế.
Con đem hết tài năng đời trai trẻ
Gom
cho mình… đầy ích kỷ tham lam
Thích
tiền, tình, thích danh vọng cao sang
Làm
cứu cánh cho đời người thấm thoát.
Con đâu ngờ phương trình đà sai sót
Để
cuối cùng chỉ có nghiệm là không (0)
Mở
mắt ra chợt thấy âm vô cùng (-?)
Tình
tan vỡ trong hão huyền ảo giác.
Thua phen này, con tính bày keo khác
Bài
toán cuộc đời quyết giải cho xong
Chọn
tình Ngài hay tình lá diêu bông?
Đó
là cả nỗi lòng con day dứt.
Phương
trình này biết bao giờ hoàn tất
Con
cứ đem hai vế trái ngược nhau
So
sánh xem sự khác biệt thế nào
Giữa
tình Chúa và tình đời thế tục:
Con nghiệm rằng tình Chúa là cõi phúc
Không
dối gian, không thất hẹn lỡ làng
Luôn
trung thành và chung thủy trao ban
Luôn
bền vững, kết thiên hồng tình sử.
Và kinh nghiệm tình đời trong quá khứ
Đã
làm con lầm lỡ biết bao lần:
Có
những lúc bay bổng tựa thiên thần
Nhưng
lắm khi rơi xuống hầm địa ngục.
Đã bao lần bồi hồi tim bật khóc
Trong
bước đường chọn lựa… kiếp nhân sinh
Chúa
bảo con xem lại lập phương trình
Và
khuyên con không dùng phương pháp thế.
Bởi vì nếu dùng lại phương pháp thế
Đem
tình đời thế chỗ Đấng Tối Cao
Rồi
cứ mãi quanh quẩn chốn ba đào
Biết
bao giờ mới bước vào cõi sống.
Nên Ngài muốn giải bằng phương pháp cộng
Là
giáng trần hòa nhập với chúng sinh
Chúa
và con rảo bước, cuộc hành trình
Để
phục hồi cứu độ toàn nhân loại.
Phương trình đang tiến dần về cực đại
Dương
vô cùng là cõi sống thiên thu
Chúa
muốn con vui sống đời chiêm tu
Để
hoàn tất phương trình còn dang dở.
Tác giả bài viết: Hiền Lâm
Không có nhận xét nào: