F BÁC ÁI NGỤY TRANG - GIÁO XỨ XUÂN SƠN blog

Yêu Thương - Chia Sẻ


TIÊU ĐIỂM

News Ticker

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

BÁC ÁI NGỤY TRANG


Bác ái thật ra chỉ là sự vị kỷ giả dạng dưới chiêu bài vị tha. Bạn bảo rằng mình không bao giờ có thể giả dối khi mà mình đang thật sự cố gắng yêu thương và thành tín? Nào bạn hãy để tôi giản lược vấn đề này. Ta hãy giản lược tối đa nhé. Thậm chí ta hãy rút nó lại một cách gọn nhất có thể, ít nhất là để làm bước khởi đầu. Có hai loại ích kỷ. Loại thứ nhất là ta dành cho mình cái khoái lạc của việc làm thoả mãn chính mình. Ta thường gọi loại ích kỷ nầy là qui ngã. Loại thứ hai là ta dành cho mình cái khoái lạc được làm thoả mãn người khác. Đây là một loại ích kỷ tinh tế hơn.

Loại ích kỷ thứ nhất rõ ràng, dễ thấy; ngược lại loại thứ hai rất kín ẩn, khó thấy và do đó nguy hiểm hơn. Bởi vì trong trường hợp này ta dễ cảm thấy mình rất cao thượng. Nhưng mổ xẻ tới cùng thì té ra ta chẳng cao thượng tí nào. Kìa, bạn muốn phản đối điều tôi vừa nói đấy ư? Tốt lắm!

Này, thưa bà, bà bảo rằng trong trường hợp của bà – bà sống một mình, lui tới nhà xứ và dành một số giờ để phục vụ. Nhưng bà cũng thừa nhận rằng bà làm thế bởi một lý do ích kỷ – bởi nhu cầu được đòi hỏi của bà – và bà cũng biết rằng bà cần được người ta đòi hỏi theo một cách thế sao cho bà cảm thấy được rằng mình đang góp chút đỉnh gì đó cho đời. Bà cũng phân trần rằng người ta cũng cần bà làm thế đấy chứ, có qua có lại mà.

Bà gần hiểu ra rồi đấy! Chúng tôi phải học với bà. Đúng vậy. Người ta có lý khi bảo: “Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”. Khi tôi đi cứu tế, tôi cho một cái gì đó, tôi nhận một cái gì đó. Như vậy là đẹp. Như vậy là đúng và là thực tế. Song như vậy không phải là bác ái mà chỉ là sự vị kỷ sáng suốt.

Còn ông, thưa ông, ông xét nét rằng Tin Mừng Đức Giêsu nói cho cùng cũng là một thứ Tin Mừng vụ lợi. Chúng ta thực thi bác ái để đạt được sự sống vĩnh cửu. “Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta đã chúc phúc, vì khi Ta đói – các ngươi đã cho ăn”, v.v… Ông bảo vậy thì có khác gì điều tôi đã nói trên. Ông còn bảo khi ta nhìn Đức Giêsu, ta thấy các hành vi tế độ của Ngài là những hành vi vô cùng vụ lợi, những hành vi nhằm chinh phục các linh hồn cho đời sống vĩnh cửu. Ông thấy rằng tất cả ý nghĩa cuộc sống không gì ngoài việc tìm kiếm điều lợi cho mình qua những hành vi bác ái.
Ông nói vậy cũng được thôi. Nhưng ông đã ăn gian rồi đấy – bởi ông đã lôi tôn giáo vào đây. Giá như ta dành việc đề cập đến Phúc Âm, đến Kinh Thánh, đến Đức Giêsu cho phần cuối của cuộc tĩnh tâm này. Bây giờ mà đề cập nhiều thì vấn đề càng rối rắm hơn đấy. “Ta đói các ngươi cho ăn; Ta khát các ngươi cho uống…”, và họ đã trả lời ra sao? “Có khi nào? Có khi nào chúng tôi thấy Ngài đói khát mà cho ăn cho uống đâu?” Nghĩa là họ đã làm mà chính họ không biết! Đôi khi tôi có ý kỳ cục là: khi vị vua nói “Vì Ta đói các ngươi đã cho ăn” thì đám người bên phải nhao nhao lên: “Đúng là như vậy. Lạy Chúa. Chúng tôi biết rõ mà!”, thế là vị vua chưng hửng: “ Ta không nói chuyện với các ngươi. Các ngươi nói bậy rồi. Các ngươi phải nói rằng mình không biết mới đúng”. Ông thích thú với mẩu chuyện tưởng tượng nầy à? Nhưng ông cũng thuộc trong số “chúng tôi biết rõ” đó đấy. Ông biết rõ cái khoái lạc bên trong khi ông thực hiện những hành vi bác ái. Ha ha! Quả là đối ngược hẳn với những kẻ thưa lên như vầy: “Tôi có làm gì lớn lao lắm đâu. Tôi có cho đi thì tôi cũng có nhận lại. Tôi không hề có ý nghĩ rằng mình đã làm việc gì tốt. Tay trái tôi chẳng hay biết việc tay phải tôi làm”. Ông nên nhớ điều này, một việc tốt chỉ đáng kể là tốt khi ông không ý thức rằng mình đang làm một điều tốt. Hay như vị Suji vĩ đại (nhà thần bí đạo Hồi) đã nói: “Một vị thánh là một vị thánh cho tới khi vị ấy biết mình là một vị thánh”. Vô ngã! Vô ngã!

Có người sẽ lý luận: “Khoái lạc mà tôi nhận được khi tôi cống hiến – đó chẳng phải là sự sống vĩnh cửu ở ngay đây là lúc nầy sao?”. Tôi không biết. Tôi chỉ biết gọi đó là khoái lạc thôi chứ không bận tâm đến một tên gọi nào khác có thể có của nó. Chuyện đó hãy đợi sau này, khi chúng ta đi vào lãnh vực tôn giáo. Nhưng tôi muốn nói ngay từ đầu rằng tôn giáo không nhất thiết phải gắng liền với linh đạo. Tôi nhắc lại là không nhất thiết. Vì thế, xin đừng lôi kéo tôn giáo vào chỗ nầy.

À, bạn sẽ nêu vấn nạn: “Vậy thì nên nghĩ sao về chuyện người lính nằm đè lên trái lựu đạn để cứu những người khác? Nên nghĩ sao về chuyện người nọ leo lên một chiếc xe cam nhông đầy chất nổ và lao vào trại lính Mỹ ở Beirut? Nên nghĩ sao ư? “Không ai có tình yêu mãnh liệt hơn tình yêu của anh ta”. Nhưng những người lính Mỹ thì sẽ không nghĩ như thế. Họ sẽ bảo rằng việc làm của anh ta có chủ ý gì đó. Bạn cho rằng sự việc thật hãi hùng cho anh ta phải không? Nhưng tôi bảo đảm với bạn là anh ta không nghĩ như vậy. Anh nghĩ rằng anh đang đi vào thiên đàng. Và cũng tương tự vậy, chuyện người lính nằm đè trên trái lựu đạn.

Tôi đang cố minh hoạ một hành động mà trong đó không còn có cái tôi, trong đó bạn đã thức tỉnh và những việc bạn làm là những việc được làm qua bạn. Nghĩa là, đó là những sự xảy ra đúng hơn là những việc làm. “Việc đó hãy được làm nơi tôi”. Tôi không từ chối nó. Còn hễ tôi làm việc đó thì tôi đã cho thấy có sự ích kỷ trong hành vi của tôi. Sự ích kỷ ấy có khi chỉ là: “người ta sẽ tưởng nhớ tôi như một vị đại anh hùng” hoặc là: “tôi không thể sống được nếu như tôi không làm điều đó; tôi không thể sống được với cái ý nghĩ là tôi đã bỏ chạy”. Song xin bạn nhớ cho là tôi không bảo rằng không bao giờ có loại hành động trong đó không có cái tôi. Có thể lắm chứ. Bạn sẽ bảo: “trường hợp một người mẹ cứu một đứa con – đứa con của bà – thì sao?” Thì thử giải thích xem tại sao bà không cứu đứa con của người hàng xóm! Vấn đề ở chỗ là “đứa con của bà”. Trường hợp một người lính hi sinh cho tổ quốc cũng vậy; đó là tổ quốc của anh. Nhiều cái chết kiểu đó làm tôi suy nghĩ mãi. Tôi tự hỏi: “Phải chăng đó là kết quả của sự tẩy não?”. Các vị tử đạo cũng quấy rầy tôi. Tôi tưởng tượng các vị ấy đã bị tẩy não. Các vị tử đạo của Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo, Kitô giáo…đều đã bị tẩy não!

Các vị nầy luôn mang trong đầu cái suy nghĩ rằng họ phải chết và chết là một điều cao cả. Họ nhửng nhưng đi thẳng vào cái chết. Tuy nhiên xin nhớ cho rằng tôi không bảo hết thảy các vị ấy đều như vậy. Và tôi cũng không loại trừ khả năng hết thảy các vị ấy đều như vậy. Họ đã được tẩy não đến độ sẵn sàng chết. Đôi khi tôi tự nhủ cái quá trình mà chúng ta đang dùng để đào luyện một vị thánh – chẳng hạn thánh Phanxicô Xaviê – có lẽ cũng không khác gì cái quá trình để đào luyện một tên khủng bố. Người ta có thể làm một cuộc linh thao 30 ngày và trở về với ngọn lửa tình yêu Đức Kitô bừng cháy mà vẫn không hề có chút tự giác nào. Không chừng họ có thể trở thành một xì căng đan lớn. Họ nghĩ mình là đại thánh. Tôi không có ý bôi bác thánh Phanxicô Xaviê ở đây, ngài có lẽ là một vị đại thánh thật, song ngài cũng là một vị bề trên rất dở. Thật đấy. Thử nghiên cứu lịch sử của ngài mà xem. Thánh Inhaxiô vẫn thường xuyên phải can thiệp vào để cứu vãn những tai hại mà con người tốt lành này gây ra do sự bất bao dung của mình. Bạn cần phải bất bao dung nhiều nữa mới mong đạt được điều mà thánh Phanxicô Xaviê đã đạt được. Cứ lên đường, xông lên thẳng tiến – dẫu cho bao xác người gục chết hai bên. Thánh Phanxicô Xaviê bị phê phán cũng chính là ở điểm này. Ngài thường tống cổ người ta ra khỏi dòng và những người này đã khiếu nại với thánh Inhaxiô, đấng vẫn thường bảo: “Mời bạn về Rôma để chúng ta thảo luận chuyện đó”. Và thánh Inhaxiô đã kín đáo nhận họ trở lại. Bạn tìm thấy được bao nhiêu tự giác trong trường hợp nầy? Và ai đúng ai sai ta cũng chẳng biết.

Tôi không phủ nhận có thể có những động cơ tinh tuyền. Tôi chỉ nói rằng thường mọi việc ta làm đều nằm trong mục đích vụ lợi. Mọi việc, không trừ việc nào. Khi bạn làm một điều gì đó vì tình yêu Đức Kitô, vậy có phải là ích kỷ không? Phải, nó là ích kỷ. Cũng vậy, bạn đang vụ lợi khi bạn hành động vì tình yêu tha nhân. Tôi xin giải thích điều này.

Giả sử bạn sống ở Phoenix và nuôi trên 500 trẻ mỗi ngày. Bạn có một cảm giác hài lòng về công việc đó chứ? Và hẳn là bạn không muốn có lúc nào phải khó chịu vì công việc đó phải không? Thế mà nhiều khi nó làm bạn khó chịu đấy. Và một số người vẫn làm việc này việc nọ để không phải bị những cảm giác khó chịu. Họ gọi đó là bác ái. Không ai bắt bẻ gì được về hành động của họ. Nhưng đó không phải là tình yêu. Dầu sao cũng cám ơn Chúa vì bạn đang làm việc cho con người và vì công việc ấy cũng thích thích. Hết sẩy! Bạn là một người lành mạnh vì bạn “ích kỷ”. Lành mạnh thật đấy.

Tôi xin tóm lại điều tôi đang nói về đức ái vô vụ lợi. Tôi đã nói là có hai loại ích kỷ; song lẽ ra phải nói là ba. Loại thứ nhất, khi tôi làm điều gì đó – hay đúng hơn – khi tôi dành cho mình cái khoái lạc của việc thoả mãn chính mình; loại thứ hai, khi tôi dành cho mình cái khoái lạc của việc thoả mãn người khác. Đừng tự mãn về điều đó. Đừng tưởng mình đã trở nên một đại nhân. Bạn vẫn là một người rất bình thường thôi, có điều bạn có được những sở thích tao nhã. Sở thích của bạn tốt thật nhưng sở thích không phải là tiêu chuẩn để đánh giá linh đạo của bạn. Thuở còn bé bạn khoái coca-cola; bây giờ cao niên, bạn thích uống bia lạnh vào những ngày nóng bức. Nghĩa là bây giờ có những sở thích tốt hơn. Tuy nhiên, đàng nào bạn cũng tìm khoái lạc của bạn thôi, khác chăng là bây giờ khoái lạc ấy của bạn nằm trong cái khoái lạc làm vui lòng người khác. Rồi bạn sẽ có loại ích kỷ thứ ba – loại ích kỷ tệ hại nhất: Bạn làm điều tốt để tránh cảm giác khó chịu. Bạn bực dọc chứ không khoan khoái để làm nó. Bạn ghét nó. Bạn vừa hy sinh vừa quằm rằm. Ấy! Bạn chưa biết mình bao nhiêu đâu nếu bạn cho rằng mình không phải là người như vậy.

Nếu tôi được một đô la mỗi khi tôi làm những việc khiến mình khó chịu thì bây giờ tôi đã là triệu phú mất rồi. Tôi sẽ gợi cho bạn hiểu cách nó diễn biến nhé. – “Thưa cha, tối nay con có thể gặp cha được không ạ?” – “Ừ, con cứ đến”. Tôi không muốn gặp anh ta, thậm chí tôi ghét gặp anh ta nữa. Tối nay tôi muốn xem truyền hình, nhưng làm sao tôi có thể nói “không” với anh ta được? Tôi không có can đảm từ chối. “Con cứ đến”, miệng nói thế nhưng lòng tôi nghĩ: “Chúa ơi, con lại phải chịu đựng nỗi khổ này”.

Gặp anh ta tôi bực mình lắm, mà nói “không” với anh ta tôi cũng bất an – tôi chọn điều dữ ít hơn giữa hai điều dữ: “Ừ, con cứ tới”. Tôi thầm mong chuyện này chóng xong, và để được thế, tôi rắp tâm sẽ làm bộ mặt thật lạnh. Thế nhưng, lại trật đường rầy: – “Khoẻ không con?” – “Khoẻ lắm ạ”, anh ta trả lời và cứ thế huyên thiên chuyện không đầu không đuôi trong lúc tôi sốt cả ruột: Trời đất! Không biết bao giờ anh ta mới đi vào vấn đề – và tôi nói với anh ta với ẩn ý muốn chấm dứt câu chuyện: – “Chà, vấn đề ấy không có chi rắc rối”. Rồi tôi bảo anh ta về. “Úi chà, thoát được của nợ”, tôi tự nhủ. Sáng hôm sau, lúc điểm tâm – (bứt rứt vì mình đã xử sự thô lỗ) – tôi tiến đến gần anh ta và bảo: – “Đỡ không con?” Anh ta đáp: – “Ổn rồi cha ạ”, và anh ta còn thêm: – “Thưa cha, những điều cha dạy con tối qua đã thực sự giúp con. Vậy hôm nay sau cơm trưa con gặp cha được không ạ?” Trời đất ơi!

Bạn hành động để khỏi bứt rứt; đó là loại bác ái tệ hại nhất. Bạn không có can đảm để nói toạc ra rằng bạn muốn được ở một mình. Bạn muốn được người ta nghĩ bạn là một linh mục tốt! Bạn giải thích rằng vì bạn không muốn làm khổ người khác à? Thôi đi, tôi không tin đâu. Tôi không tin bất cứ kẻ nào tuyên bố rằng mình không muốn làm khổ người khác. Bởi chúng ta muốn làm khổ người khác, đặc biệt một số người nào đó. Chúng ta thích vậy. Và chúng ta vui mừng khi thấy có ai đó đang gieo tai rắc hoạ cho người khác. Chúng ta không muốn tự mình ra tay hành khổ thiên hạ chỉ vì chúng ta sợ cắn rứt! A, vấn đề là thế đó. Sở dĩ chúng ta không hành khổ người ta là vì chúng ta muốn giữ thanh danh, giữ cảm tình và muốn tránh búa rìu dư luận.



THE MASQUERADE OF CHARITY

Charity is really self-interest masquerading under the form of altruism. You say that it is very difficult to accept that there may be times when you are not honest to goodness really trying to be loving or trustful. Let me simplify it. Let’s make it as simple as possible. Let’s even make it as blunt and extreme as possible, at least to begin with. There are two types of selfishness. The first type is the one where I give myself the pleasure of pleasing myself. That’s what we generally call self-centeredness. The second is when I give myself the pleasure of pleasing others. That would be a more refined kind of selfishness.

The first one is very obvious, but the second one is hidden, very hidden, and for that reason more dangerous, because we get to feel that we’re really great. But maybe we’re not all that great after all. You protest when I say that. That’s great!

You, madam, you say that, in your case, you live alone, and go to the rectory and give several hours of your time. But you also admit you’re really doing it for a selfish reason —your need to be needed—and you also know you need to be needed in a way that makes you feel like you’re contributing to the world a little bit. But you also claim that, because they also need you to do this, it’s a two-way street.

You’re almost enlightened! We’ve got to learn from you. That’s right. She is saying, “I give something, I get something.” She is right. I go out to help, I give something, I get something. That’s beautiful. That’s true. That’s real. That isn’t charity, that’s enlightened self-interest.

And you, sir, you point out that the gospel of Jesus is ultimately a gospel of self-interest. We achieve eternal life by our acts of charity. “Come blest of my Father, when I was hungry, you gave me to eat,” and so on. You say that perfectly confirms what I’ve said. When we look at Jesus, you say, we see that his acts of charity were acts of ultimate self-interest, to win souls for eternal life. And you see that as the whole thrust and meaning of life: the achievement of self-interest by acts of charity.

All right. But you see, you are cheating a bit because you brought religion into this. It’s legitimate. It’s valid. But how would it be if I deal with the gospels, with the Bible, with Jesus, toward the end of this retreat. I will say this much now to complicate it even more. “I was hungry, and you gave me to eat, I was thirsty and you gave me to drink,” and what do they reply? “When? When did we do it? We didn’t know it.” They were unconscious! I sometimes have a horrid fantasy where the king says, “I was hungry and you gave me to eat,” and the people on the right side say, “That’s right, Lord, we know.” “I wasn’t talking to you,” the king tells them. “It doesn’t follow the script; you’re not supposed to have known.” Isn’t that interesting? But you know. You know the inner pleasure you have while doing acts of charity. Aha! That’s right! It’s the opposite of someone who says, “What’s so great about what I did? I did something, I got something. I had no notion I was doing anything good. My left hand had no idea what my right hand was doing.” You know, a good is never so good as when you have no awareness that you’re doing good. You are never so good as when you have no consciousness that you’re good. Or as the great Sufi would say, “A saint is one until he or she knows it.” Unselfconscious! Unselfconscious!

Some of you object to this. You say, “Isn’t the pleasure I receive in giving, isn’t that eternal life right here and now?” I wouldn’t know. I call pleasure, pleasure, and nothing more. For the time being, at least until we get into religion later on. But I want you to understand something right at the beginning, that religion is not—I repeat: not—necessarily connected with spirituality. Please keep religion out of this for the time being.

All right, you ask, what about the soldier who falls on a grenade to keep it from hurting others? And what about the man who got into a truck full of dynamite and drove into the American camp in Beirut? How about him? “Greater love than this no one has.” But the Americans don’t think so. He did it deliberately. He was terrible, wasn’t he? But he wouldn’t think so, I assure you. He thought he was going to heaven. That’s right. Just like your soldier falling on the grenade.

I’m trying to get at a picture of an action where there is not self, where you’re awake and what you do is done through you. Your deed in that case becomes a happening. “Let it be done to me.” I’m not excluding that. But when you do it, I’m searching for the selfishness. Even if it is only “I’ll be remembered as a great hero,” or “I’d never be able to live if I didn’t do this. I’d never be able to live with the thought if I ran away.” But remember, I’m not excluding the other kind of act. I didn’t say that there never is any act where there is not self. Maybe there is. We’ll have to explore that. A mother saving a child—saving her child, you say. But how come she’s not saving the neighbor’s child? It’s the hers. It’s the soldier dying for his country. Many such deaths bother me. I ask myself, “Are they the result of brainwashing?” Martyrs bother me. I think they’re often brainwashed. Muslim martyrs, Hindu martyrs, Buddhist martyrs, Christian martyrs, they are brainwashed!

They’ve got an idea in their heads that they must die, that death is a great thing. They feel nothing, they go right in. But not all of them, so listen to me properly. I didn’t say all of them, but I wouldn’t exclude the possibility. Lots of communists get brainwashed (you’re ready to believe that). They’re so brainwashed they’re ready to die. I sometimes say to myself that the process that we use for making, for example, a St. Francis Xavier could be exactly the same process used for producing terrorists. You can have a man go on a thirty-day retreat and come out all aflame with the love of Christ, yet without the slightest bit of self-awareness. None. He could be a big pain. He thinks he’s a great saint. I don’t mean to slander Francis Xavier, who probably was a great saint, but he was a difficult man to live with. You know he was a lousy superior, he really was! Do a historical investigation. Ignatius always had to step in to undo the harm that this good man was doing by his intolerance. You need to be pretty intolerant to achieve what he achieved. Go, go, go, go—no matter how many corpses fall by the wayside. Some critics of Francis Xavier claim exactly that. He used to dismiss men from our Society and they’d appeal to Ignatius, who would say, “Come to Rome and we’ll talk about it.” And Ignatius surreptitiously got them in again. How much self-awareness was there in this situation? Who are we to judge, we don’t know.

I’m not saying there’s no such thing as pure motivation. I’m saying that ordinarily
everything we do is in our self-interest. Everything. When you do something for the love of Christ, is that selfishness? Yes. When you’re doing something for the love of anybody, it is in your self-interest. I’ll have to explain that.

Suppose you happen to live in Phoenix and you feed over five hundred children a day. That gives you a good feeling? Well, would you expect it to give you a bad feeling? But sometimes it does. And that is because there are some people who do things so that they won’t have to have a bad feeling. And they call that charity. They act out of guilt. That isn’t love. But, thank God, you do things for people and it’s pleasurable. Wonderful! You’re a healthy individual because you’re self-interested. That’s healthy.

Let me summarize what I was saying about selfless charity. I said there were two types of selfishness; maybe I should have said three. First, when I do something, or rather, when I give myself the pleasure of pleasing myself; second, when I give myself the pleasure of pleasing others. Don’t take pride in that. Don’t think you’re a great person. You’re a very ordinary person, but you’ve got refined tastes. Your taste is good, not the quality of your spirituality. When you were a child, you liked Coca-Cola; now you’ve grown older and you appreciate chilled beer on a hot day. You’ve got better tastes now. When you were a child, you loved chocolates; now you’re older, you enjoy a symphony, you enjoy a poem. You’ve got better tastes. But you’re getting your pleasure all the same, except now it’s in the pleasure of pleasing others. Then you’ve got the third type, which is the worst: when you do something good so that you won’t get a bad feeling. It doesn’t give you a good feeling to do it; it gives you a bad feeling to do it. You hate it. You’re making loving sacrifices but you’re grumbling. Ha! How little you know of yourself if you think you don’t do things this way.

If I had a dollar for every time I did things that gave me a bad feeling, I’d be a millionaire by now. You know how it goes. “Could I meet you tonight, Father?” “Yes, come on in!” I don’t want to meet him and I hate meeting him. I want to watch that TV show tonight, but how do I say no to him? I don’t have the guts to say no. “Come on in,” and I’m thinking, “Oh God, I’ve got to put up with this pain.”

It doesn’t give me a good feeling to meet with him and it doesn’t give me a good feeling to say no to him, so I choose the lesser of the two evils and I say, “O.K., come on in.” I’m going to be happy when this thing is over and I’ll be able to take my smile off, but I start the session with him: “How are you?” “Wonderful,” he says, and he goes on and on about how he loves that workshop, and I’m thinking, “Oh God, when is he going to come to the point?” Finally he comes to the point, and I metaphorically slam him against the wall and say, “Well, any fool could solve that kind of problem,” and I send him out. “Whew! Got rid of him,” I say. And the next morning at breakfast (because I’m feeling I was so rude) I go up to him and say, “How’s life?” And he answers, “Pretty good.” And he adds, “You know, what you said to me last night was a real help. Can I meet you today, after lunch?” Oh God!

That’s the worst kind of charity, when you’re doing something so you won’t get a bad feeling. You don’t have the guts to say you want to be left alone. You want people to think you’re a good priest! When you say, “I don’t like hurting people,” I say, “Come off it! I don’t believe you.” I don’t believe anyone who says that he or she does not like hurting people. We love to hurt people, especially some people. We love it. And when someone else is doing the hurting we rejoice in it. But we don’t want to do the hurting ourselves because we’ll get hurt! Ah, there it is. If we do the hurting, others will have a bad opinion of us. They won’t like us, they’ll talk against us and we don’t like that!

Thức Tỉnh, Anthony de Mello, S.J.

Người dịch: Lm. Lê Công Đức
BÁC ÁI NGỤY TRANG Reviewed by IN LONG AN on 16:03:00 Rating: 5 Bác ái thật ra chỉ là sự vị kỷ giả dạng dưới chiêu bài vị tha. Bạn bảo rằng mình không bao giờ có thể giả dối khi mà mình đang thật sự cố...

Không có nhận xét nào: