Tháng 11 và Ngày cầu cho các linh hồn, ngày lễ làm nên nét đẹp của đức tin, hy vọng, nét đẹp truyền thống đạo đức, lấp lánh tình yêu gia tộc, kết liên tình mặn nồng huyết thống không thể xoá nhoà trong tâm trí mỗi người. Hầu như tại các giáo xứ công giáo, trước ngày lễ "Các đẳng" linh hồn, (hay ngày chuẩn bị đón Tết, Năm Mới), đa phần đều có thói quen đi làm sạch, làm đẹp cho những ngôi mộ, đặt hoa trên mộ người thân, hương khói nghi ngút thật cảm động, gần gũi và trìu mến...
Hội
Thánh công giáo chọn tháng 11 để tưởng nhớ và làm nỗi bật lên tâm tình
YÊU THƯƠNG HIỆP THÔNG của toàn thể Hội Thánh nhớ đến tổ tiên, ông bà cha
mẹ, các linh hồn, những người đã về Nhà Cha...
Có một sự hiểu lầm từ lâu rằng: “Theo đạo công giáo: bỏ ông bỏ bà
”. Đó là một cái nhìn chưa thấy vấn đề tận căn. Vì thật ra, người công
giáo luôn nhớ đến ông bà tổ tiên hằng ngày trong kinh nguyện, đặc biệt,
trong lễ dâng hy tế Đức Giêsu mỗi ngày, mỗi giây phút là lễ dâng cao
trọng nhất, là Lời Kinh của Hội Thánh Hiền Thê, hằng dâng lên để tôn
vinh, tạ ơn Thiên Chúa và cầu cho những người đã ra đi, có khi trước kia
không thân thiết… nhưng trong đức ái, thì đã gặp nhau trong đức tin, và
lời cầu mong họ được hạnh phúc, siêu thoát…
Ngày 01.11, lễ trọng kính Chư Thánh Nam Nữ,
các Thánh được tôn vinh nhờ tình thương của Thiên Chúa nhân lành, các
ngài được chia sẻ hạnh phúc sung mãn của Chúa. Giờ đây, trên trời các
ngài được chiêm ngưỡng thánh nhan Chúa.
Ngày 02.11. Lễ cầu cho Các tín hữu đã qua đời
đang được thanh luyện trong luyện hình, toàn thể Giáo Hội dâng thánh
lễ, cầu nguyện, hy sinh cho các linh hồn quá cố: tổ tiên ông bà cha mẹ,
cả những linh hồn mồ côi… chúng ta tưởng niệm, hiệp thông nguyện cầu,
thể hiện niềm thảo kính, "vì tưởng nhớ, cầu nguyện cho những người đã an nghỉ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc đạo đức và thánh thiện" (2Mcb 12,53-45).
Sự
liên kết của hai ngày lễ nầy làm ta càng xác tín hơn về Thiên Chúa,
Ngài là Thiên Chúa kẻ sống và những người đã an giấc ngàn thu. Và chính
Chúa Giêsu đã nói với Chị Matta: “Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống” (Ga 11, 25a).
Thật vậy, trong tình yêu liên kết ấy, Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng đã nhắc bảo chúng ta: "Chúa
Kitô đã đem lại chiến thắng ấy khi Người sống lại, và nhờ cái chết của
Người, Người đã giải phóng con người khỏi sự chết... đồng thời còn cho
con người có khả năng hiệp thông với những người anh em
thân yêu đã chết trong Chúa Kitô và làm cho chúng ta hy vọng rằng những
người ấy đã được sống thực trong Thiên Chúa." (HC/GH số 18b).
Về mầu nhiệm nầy, chính Thánh Phaolô Tông đồ đã mang cho chúng ta sứ điệp của niềm hy vọng khi ngài viết cho tín hữu Thesalônica:
" Vì nếu chúng ta tin rằng, Đức Kitô đã chết và đã sống lại, thì chúng
ta cũng tin rằng những người đã an nghỉ trong Đức Giêsu sẽ được Thiên
Chúa đưa về cùng Đức Kitô… Như thế, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi
mãi" (1Thes. 4, 14-16).
Sách Khải Huyền lại cho ta thấy sự vinh quang của Trời Mới Đất Mới diệu kỳ hơn: ”Họ
sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa- ở-cùng-họ. Thiên
Chúa sẽ lau khô nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang
tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21, 3b-5).
Như
thế, việc tưởng nhớ người thân yêu đã qua đời chuẩn bị cho chúng ta nhớ
đến quê trời và cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa: Đấng Hằng Sống và Đấng Ban Sự Sống,
dù chúng ta chết hay đang sống, vẫn luôn hiện diện trong Chúa và luôn ở
trước tôn nhan Người... Người là Chúa kẻ sống và cũng là Chúa của những
người đã an giấc nghìn thu, nên chúng ta hãy sống xứng đáng với Người
và sống bình an với nhau.
+++
Hôm
nay, chúng ta đang đứng trước một huyền nhiệm sâu thẳm mà cũng rất hiện
thực, giữa sự sống và sự chết không có ranh giới. Sự sống và sự chết đã
cư ngụ luôn trong mỗi con người. “Sống gởi thác về ”. Con
người sống, là sống cho vĩnh cữu. Sống là để chuần bị ngày về an bình.
Có chết, con người mới gặp được Thiên Chúa trọn vẹn. “Chị Chết”
là Vị khách chúng ta phải bình tĩnh, sẳn sàng, yêu mến chờ đợi, là
ngưỡng cửa cho chúng ta bước vào cuộc sống mới, sự sống thật, sự sống
vĩnh cữu...
Cầu
nguyện, lời kinh dâng lên cho những ngưòi đã khuất là chúng ta đang làm
trọn Đạo Hiếu, Đạo Yêu Thương, mà người ra đi đang chờ mong được giải
thoát, ngay cả khi không cùng niềm tin với chúng ta, vì " chỉ có Chúa mới biết rõ lòng tin của họ " (KNTT III)
để mai sau, trên quê hương Nước Trời, chúng ta sẽ sum họp cùng các
thánh, gia tộc thiêng liêng, hầu ca tụng lòng từ bi lân tuất Chúa bất
tận, chẳng hề ngơi...
Sự
sống mà sau khi chúng ta từ biệt ngôi nhà thân xác bụi đất nầy, thì chỉ
có nơi Thiên Chúa, Thiên Chúa Hằng Sống, Thiên Chúa Tình Yêu.
Tình
yêu làm cho con người trở nên bất tử và vĩnh cữu cả đời nầy lẫn đời
sau. Đời nầy con người sống trong tình yêu: tha thứ, khoan dung, nhân
hậu... thì đời sau, khi bước qua ngưỡng cửa sự chết, con người cũng sẽ ở
trong tình yêu sung mãn, trong cung lòng của Đấng mệnh danh là Tình
Yêu; nên cái chết không làm cho con người phải sợ sệt, " vì trong tình yêu thì không có sự sợ hãi " (1Ga 4,18).
Vì yêu thương, Thiên Chúa đã ban Con Một Người xuống thế làm người,
mang thân phận yếu hèn, chịu khổ nạn, Chết và Sống Lại, để cứu và đem
con người vào vương quốc Tình yêu của Thiên Chúa.
Để
đáp lại ân sâu nghĩa nặng và lòng trân quý đối với bậc tiền bối: ta sốt
sắng dâng Thánh lễ, cầu nguyện, hy sinh, cũng như quyết tâm sống xứng
đáng với ơn Chúa, cùng nhau quyết tâm xây dựng đời sống thánh hảo, tài
bồi sản nghiệp, làm cho cây đức tin kitô-giáo lớn lên, cho tình yêu gia
tộc ngày thêm vững mạnh, thắm thiết, tình mến tha nhân thêm mặn mà, hầu
đem cho nhau niềm hy vọng tin yêu nhiều hơn vào cuộc sống.
Tháng 11 trong hồng ân Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, thắp nén hương Tình Yêu Hiệp Thông là Lộc-Phúc
bởi lòng thành kính đối với những Người Đã Ra Đi... Các linh hồn được
thanh luyện về Quê hương Vĩnh Hằng trước... Các Vị cầu nguyện chờ đợi
chúng ta trong niềm Hiệp thông trọn vẹn, nâng đỡ, khích
lệ chúng ta trên đường lữ hành, để nổ lực sống thánh, rồi mai ngày
chúng ta sẽ gặp các đấng mà ca tụng lòng từ bi lân tuất Chúa muôn đời.
Nén hương và Lời kinhYêu Thương Hiệp Thông của Mầu Nhiệm ĐứcTin cao cả Nhờ - Với - Trong Người là Hy Tế Đức Giêsu: “Lạy
Chúa, xin Chúa nhớ những ai đã ly trần trong ơn nghĩa Chúa, được vào
Nước Chúa, nơi chúng con hy vọng sẽ tới, để cùng nhau tận hưởng vinh
quang Chúa muôn đời..." (KNTT). “ Đó là sự
Hiệp thông trong toàn Nhiệm thể của Chúa Giêsu Kitô, mà ngay từ buổi
bình minh Kitô giáo, Hội Thánh lữ hành đã hết sức thành kính nhớ đến
những người đã qua đời” (GLHTCG số 958)
Lời
kinh của tình yêu liên kết trọn vẹn, và sâu nhiệm, nhờ vào cuộc Tử nạn
và Sự Phục sình vinh hiển của Đức Kitô, Lời kinh muôn thưở trong Đại Gia
Đình Hội Thánh.
Lời Cha Vị chung, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI, nhắn nhủ:
"Tôi muốn mời anh chị em hãy sống cơ hội này với tinh thần đích thực
của Kitô giáo, nghĩa là trong ánh sáng phát xuất từ Mầu nhiệm Vượt qua.
Đức Kitô đã chết và sống lại; Người đã mở lối vào nhà Cha, vào Vương
quốc sự sống và bình an. Ai đi theo Đức Giêsu ở đời này thì được Người
tiếp đón vào nơi mà Người đã đi trước."
Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương chốn luyện hình, xin Mẹ làm dịu mát cơn khát
khao mong chờ về Quê Thật của những người thân yêu đã chúng con.
Nhờ
lòng thương xót của Chúa và nhờ Hồng Ân Năm Thánh, xin Chúa ban cho các
linh hồn đã qua đời được nghỉ ngơi muôn
đời.
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Tuyệt
Không có nhận xét nào: