F Mẹ Teresa nói chuyện - GIÁO XỨ XUÂN SƠN blog

Yêu Thương - Chia Sẻ


TIÊU ĐIỂM

News Ticker

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Mẹ Teresa nói chuyện


Nguyễn Minh Hiển

Dưới đây là bài nói chuyện của Mother Teresa người đạt giải Nobel Hòa Bình vì chăm lo cho người ngheo ở buổi Cầu Nguyện Điểm Tâm ở Washington DC. Khán giả của buổi nói chuyện này là gia đình tổng thống Mỹ Bill Clinton, các đại biểu quốc hội Mỹ, chủ tịch nước và các nhà lãnh đạo khác toàn thế giới. Tất cả mọi người đến với nhau xoay quanh Giêsu, một người thầy Do Thái ở thế kỷ thứ nhất.

Chắc ai trong chúng ta cũng biết mẹ Teresa là người đạt giải Nobel Hòa Bình và yêu thương người nghèo. Nhưng tại sao mẹ Teresa lại làm như vậy? Tại sao Teresa lại quan tâm sâu sắc về chuyện nạo phá thai và lo cho người nghèo như vậy? Giấc mơ của Mẹ Teresa là gì? Tại sao mấy nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới lại nghe Teresa nói chuyện và lại họp lại với nhau cùng cầu nguyện?

Dưới đây là Video. Sau đó là bản dịch sang tiếng Việt do Trang Nguyễn chuyển dịch và Hiển Nguyễn biên tập và bản transcript tiếng Anh.

Bài nói chuyện của Mẹ Teresa
Vào ngày cuối cùng, Giêsu sẽ nói với những người bên phải Ngài rằng.

‘Hãy lại đây, bước vào Vương Quốc” Vì khi ta đói, các ngươi cho ta ăn. Ta khát, các ngươi cho ta uống. Ta đau ốm và các ngươi đến thăm ta.” Sau đó Ngài nói với những người bên trái: “ ‘Hãy đi khuất mắt ta vì khi ta đói, các ngươi không cho ta ăn, ta khát các ngươi không cho ta uống, ta đau ốm các ngươi không thăm viếng ta”

Rồi mấy người đó sẽ hỏi, ‘Thưa Chúa lúc nào chúng tôi thấy Chúa đói khát, cô đơn, đau ốm mà không chăm sóc Ngài?’ Giêsu sẽ trả lời,

‘Hễ các ngươi không làm điều ấy cho một trong những người rất hèn mọn nầy của ta tức là các ngươi không làm cho ta.’

Khi chúng ta hội họp nhau cùng cầu nguyện, tôi nghĩ rằng, sẽ rất tuyệt nếu chúng ta bắt đầu với lời cầu nguyện thể hiện rõ những điều mà Giêsu muốn chúng ta làm cho những kẻ hèn mọn nhất. Thánh Francis Assisi là một người hiểu rất rõ lời của Giêsu và cuộc đời Ngài là được thể hiện rõ bằng một lời cầu nguyện. Và lời cầu nguyện này chúng ta vẫn cùng nhau nói sau Tiệc Thánh, luôn luôn gây bất ngờ cho tôi, bởi nó rất phù hợp cho mỗi người chúng ta. Và tôi luôn luôn tự hỏi rằng cách đây 800 năm khi Thánh Francis sống, có phải họ cũng có cùng những khó khăn giống hệt chúng ta có ngày nay. Tôi nghĩ rằng, với một số người trong chúng ta đã biết lời cầu nguyện bình an này nồi – vì vậy chúng ta sẽ cùng nhau cầu nguyện.

Lời cầu nguyện của Thánh Francis

Chúa ôi, hãy khiến con trở thành một công cụ của Hòa bình của Ngài. Nơi nào có oán thù hãy cho con gieo tình yêu, nơi nào có có tổn thương hãy cho con gieo sự tha thứ, nơi nào có nghi ngờ cho con gieo niềm tin, nơi nào có thất vọng cho con mang hy vọng, nơi nào có bóng tối cho con mang ánh sáng, nơi nào có nỗi buồn hãy cho con mang niềm vui. Chúa ôi, hãy cho phép con an ủi mà không phải cố gắng để được an ủi, hiểu mà không phải mong được hiểu, không phải cố gắng để được yêu thương, mà yêu thương. Bởi vì ở trong sự cho đi mà chúng con nhận được, trong sự tha thứ mà chúng con được tha thứ, trong sự chết mà chúng con được sinh ra để sống đời đời.

Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì cơ hội Chúa đã cho chúng ta ngày hôm nay để đến đây và cùng nhau cầu nguyện. Chúng ta đến đây để đặc biệt cầu nguyện cho bình yên, niềm vui và tình yêu. Chúng ta được nhắc nhở rằng Giêsu đến để mang tin lành đến cho người nghèo. Ngài nói cho chúng ta biết Tin lành là gì khi Ngài nói “Sự bình yên ta để lại cho các con, sự bình yên ta cho các con”. Ngài đã đến không phải để mang hòa bình đến cho thế giới, điều đơn giản chỉ là chúng ta không làm phiền nhau. Ngài đến để cho sự bình yên của trái tim đến từ yêu thương – từ làm điều tốt cho người khác.

Và Chúa Trời yêu thương thế gian rất nhiều đến nỗi đã ban Con Ngài, đó là một sự ban cho. Chúa mang Con Ngài qua Trinh nữ Mary, và cô ấy đã làm gì với Ngài? Ngay khi Giêsu đến với cuộc sống của Mary, ngay lập tức cô vội vàng báo tin vui. Và khi cô đến nhà cô em họ của cô là Elizabeth, Kinh thánh nói chúng ta rằng đứa trẻ chưa được sinh ra – đứa trẻ trong bào thai của Elizabeth nhảy nhót vui mừng. Ngay khi trong bào thai của Mary, Giêsu đã mang bình yên đến cho Giăng Báp tít, người đã nhảy nhót với niềm vui trong bào thai của Elizabeth.

Và nếu như điều đó là chưa đủ, và nếu như điều đó là chưa đủ rằng Con Ngài trở thành một người trong chúng ta và mang bình yên và niềm vui từ khi còn trong bào thai Mary, Giêsu cũng đã chết trên thập giá để bày tỏ một tình yêu lớn hơn. Ngài chết cho bạn và cho tôi và kẻ bị ghẻ cùi và cho người đang dần chết trong sự đói khát và kẻ trần truồng trên đường phố, không chỉ ở Calcutta, nhưng ở châu Phi, và ở mọi nơi. Những chị em chúng tôi đã phục vụ người nghèo trên 105 quốc gia trên thế giới. Giêsu nhấn mạnh rằng chúng ta yêu thương lẫn nhau như Ngài yêu mỗi một chúng ta.

Giêsu cho đi cuộc đời Ngài để yêu thương chúng ta và Ngài nói với chúng ta rằng chúng ta phải cho đi bất cứ thứ gì để làm điều tốt đẹp cho người khác. Và trong Tin Mừng, Giêsu nói rất rõ ràng rằng: “Hãy yêu thương như ta đã yêu các con”. Giêsu chết trên thập giá bởi vì đó là điều cần thiết từ Ngài để làm điều tốt cho chúng ta – cứu chúng ta khỏi sự ích kỷ trong tội lỗi. Ngài từ bỏ mọi điều để làm theo ý muốn của Chúa Cha cho chúng ta thấy rằng chúng ta cũng phải sẵn sàng từ bỏ tất cả để làm theo ý muốn của Chúa – yêu thương nhau như Ngài yêu thương mỗi một chúng ta. Nếu chúng ta không sẵn sàng cho đi bất cứ thứ gì để làm điều tốt cho mỗi người khác, tội lỗi vẫn ở trong chúng ta. Đó là lý do vì sao chúng phải phải cho đi lẫn nhau cho đến khi thấy đau đớn.

Nói rằng “Tôi yêu mến Chúa” là chưa đủ, nhưng chúng ta cũng phải yêu mến những người láng giềng mình. Thánh John nói rằng bạn sẽ trở thành kẻ nói dối nếu như bạn nói yêu Chúa mà không yêu những người thân cận mình.



Làm thế nào bạn có thể yêu mến Chúa – người mà bạn không nhìn thấy, nếu bạn không yêu mến những người láng giềng của mình, người mà bạn gặp hàng ngày, người mà bạn sống cùng?

Do đó, điều quan trong là chúng ta nhận ra rằng yêu thương, để là chân thật, phải gây đau đớn. Tôi sẽ sẵn lòng cho đi bất cứ thứ gì để không làm hại người khác, và thực tế, là làm điều tốt cho họ. Điều này yêu cầu chúng ta phải cho đi cho đến khi thấy đau đớn. Nếu không thì sẽ không có tình yêu thật sự trong tôi và tôi mang đến sự bất công chứ không phải là bình yên cho những người xung quanh.

Giêsu chịu đau đớn khi yêu thương chúng ta. Chúng ta được tạo dựng trong hình ảnh của Ngài cho những điều lớn lao hơn, để yêu thương và được yêu thương. Chúng ta phải “mặc Christ lên mình” như Kinh Thánh nói với chúng ta. Và theo lẽ đó, chúng ta được tạo ra để yêu thương và để được yêu thương, và Chúa đã trở thành con người để làm chúng ta có thể yêu thương như Ngài yêu chúng ta. Giêsu biến Ngài trở nên người đói khát, người trần truồng, người vô gia cư và bị ghẻ lạnh và Ngài nói, “Các người đã làm điều đó với ta” Vào ngày cuối cùng, Ngài sẽ nói với những người bên phải Ngài “Bất cứ điều gì các con làm cho những người này, các con đã làm cho ta.” Và Ngài cũng nói với những người bên trái rằng: “Bất cứ điều gì các ngươi thờ ơ không làm cho những người này, các con đã từ chối làm điều đó cho Ta.”

Khi Ngài sắp chết trên Thập tự giá, Giê- xu đã nói “Tôi khát”. Giêsu đang khát khao tình yêu của chúng ta, đó là sự khao khát của tất cả mọi người, cho dù là người nghèo hay người giàu. Tất cả chúng ta đều khát khao tình yêu của kẻ khác, rằng họ kẻ khác sẽ đi theo hướng tránh việc làm hại chúng ta và làm những điều tốt cho chúng ta. Đó là ý nghĩa của tình yêu thực sự, cho đi cho đến khi đau đớn.

Tôi không bao giờ quên trải những gì tôi cảm nhận khi đến thăm viện dưỡng lão, nơi giữ những bố mẹ già của con trai và con gái của họ đã gửi họ đến viện và lãng quên họ – có thể. Tôi đã thấy những người già ở đó có tất cả mọi thứ , thức ăn tốt, chỗ ở thoải mái, ti vi, tất cà mọi thứ nhưng họ đều ngóng trông về phía cửa. Và tôi không tìm thấy nụ cười nơi khuôn mặt họ. Tôi quay sang các anh chị em ở đó và hỏi “Tại sao mọi người ở đây đều ngóng trông nơi cánh cửa, tại sao họ không thể cười cho dù họ được trang bị mọi tiện nghi?”

Tôi vẫn thường thấy nụ cười trên khuôn của những người chúng tôi, kể cả những người sắp chết cũng mỉm cười.

Và các chị em cho biết: “Đây là điều diễn ra gần như mỗi ngày. Họ mong đợi con cái họ sẽ đến thăm. Họ bị tổn thương vì bị lãng quên.” Và các bạn thấy đấy, sự bỏ bê yêu thương mang đến sự nghèo đói tinh thần. Có thể trong gia đình của chính chúng ta còn có một người nào đó cảm thấy cô đơn, đau yếu, lo lắng. Chúng ta có ở đó không? Chúng ta có ở bên cạnh họ hay chỉ đơn thuần là đặt họ vào trong sự quan tâm của kẻ khác? Chúng ta có sẵn lòng cho đi đến khi đau đớn để ở bên cạnh gia đình của chúng ta hay là chúng ta sẽ đặt lợi ích riêng tư lên trước nhất? Đây là những câu hỏi mà chúng ta phải tự hỏi bản thân mình, đặc biệt là khi chúng ta bắt đầu năm mới của gia đình chúng ta. Chúng ta nên nhớ rằng yêu thương bắt đầu từ gia đình, và chúng ta phải nhớ rằng “tương lai của nhân loại đến qua gia đình.

Tôi lấy làm ngạc nhiên ở phương Tây khi thấy nhiều nam thanh niên và nữ thanh niên sử dụng ma túy. Và tôi đã cố gắng để tìm ra hiểu lý do tại sao. Tại sao lại như thế trong khi người phương Tây có nhiều thứ hơn người phương Đông? Và câu trả lời là: “Bởi vì không có ai trong gia đình tiếp nhận chúng.” Trẻ em phụ thuộc vào chúng ta tất cả mọi thứ – sức khỏe, dinh dưỡng, cả sự an ninh, việc họ đến để biết và yêu mến Đức Chúa Trời. Với tất cả điều này, chúng nhìn vào chúng ta với sự tin tưởng, hy vọng và trông đợi. Nhưng thường bố mẹ quá bận rộn họ không có thời gian cho con cái của họ, hoặc có thể họ thậm chí không kết hôn hoặc đã từ bỏ cuộc hôn nhân của họ. Vì vậy, trẻ em ra đường phố và sử dụng ma túy và tham gia những thứ khác. Chúng ta đang nói về tình yêu của đứa trẻ đó là nơi mà tình yêu và sự yên bình phải bắt đầu. Đây là những điều phá vỡ bình yên..

Nhưng tôi cảm thấy rằng cái phá hủy sự bình yên lớn nhất hôm nay là phá thai, bởi vì nó là một cuộc chiến chống lại đứa trẻ, một sự giết chết trực tiếp đứa trẻ vô tội, được thực hiện bở chính người mẹ.

Và nếu chúng ta chấp nhận rằng người mẹ có thể giết chết ngay cả con ruột của mình, làm thế nào chúng ta có thể nói với người khác không giết lẫn nhau? Làm thế nào để chúng tôi thuyết phục một người phụ nữ không phá thai? Như mọi khi, chúng tôi phải thuyết phục cô ấy bằng tình yêu và chúng tôi tự nhắc nhở chính chúng tôi rằng tình yêu có nghĩa là sẵn sàng cho đi cho đến khi đau đớn. Giêsu đã cho đi ngay cả cuộc sống của Ngài để yêu thương chúng ta. Vì vậy, người mẹ đang nghĩ đến việc phá thai, nên được giúp đỡ để yêu thương, đó là cho đi dù tổn hại đến kế hoạch bản thân, hoặc thời gian rảnh rỗi của mình, tôn trọng sự sống của con mình. Cha của đứa trẻ đó, bất cứ là ai cũng phải cho đi dù bị tổn thương.

Bằng cách phá thai, người mẹ không học cách yêu thương mà giết chính đứa trẻ của mình để giải quyết vấn đề của cô ta.

Và bằng việc phá thai, người cha được bảo rằng anh ta không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào cho đứa trẻ mà anh đã mang đến thế giới. Người cha này có thể làm điều tương tự đối với người phụ nữ khác. Do đó, phá thai chỉ dẫn đến nhiều sự phá thai hơn.

Bất kỳ đất nước nào chấp nhận phá thai không phải là đang dạy cho người dân tình yêu mà sử dụng bất kỳ hình thức bạo lực nào để có được cái mà họ muốn. Đó là lý do tại sao cái phá hoại ghê gớm nhất của tình yêu và sự bình yên là phá thai.

Nhiều người đặc biệt quan tâm đến trẻ em ở Châu Phi và ở Ấn Độ, nơi có nhiều cái chết vì sự đói khát và các thứ khác. Nhiều người cũng lo ngại về tất cả tình trạng bạo lực ở đất nước Hoa Kỳ vĩ đại này. Đó là những mối quan tâm rất tốt. Những thường những người này không quan tâm đến hàng triệu trẻ em đang bị giết bởi quyết định chủ tâm của chính mẹ họ. Và điều này là sự hủy diệt lớn nhất của hòa bình ngày nay – sự phá thai dẫn con người đến sự mù lòa

Vì điều này tôi kêu gọi ở Ấn Độ và ở khắp mọi nơi “Hãy để chúng ta mang đứa trẻ trở lại.” Đứa trẻ là món quà mà Chúa ban tặng đến cho gia đình. Mỗi một trẻ em được tạo dựng trong một hình ảnh đặc biệt giống Thiên Chúa cho những điều lớn lao hơn chính là yêu thương và được yêu thương. Trong năm gia đình này, chúng ta phải mang những đứa trẻ trở lại là trung tâm của sự chăm sóc và quan tâm. Đó là con đường duy nhất để thế giới tồn tại bởi trẻ em chính là hy vọng duy nhất của tương lai. Bởi người gia được kêu gọi trở về bên Chúa và chỉ có trẻ em là thay thế họ.”

Hãy xem những gì Chúa nói với chúng ta? Ngài nói rằng: “Ngay cả nếu một người mẹ có thể bỏ quên đứa con của mình, thì Ta sẽ không quên các con. Ta khắc tên các con trong bàn tay Ta”. Chúng ta được khắc tên trong bàn tay Ngài và từ quan niệm này cả những đứa trẻ chưa chào đời cũng được khắc tên trong bàn tay Chúa và được Chúa kêu gọi để yêu thương và được yêu thương không chỉ trong cuộc sống hiện tại này mà là vĩnh cửu. Chúa không bao giờ quên chúng ta.



Tôi sẽ kể các bạn một vài điều tốt đẹp. Chúng tôi đang chiến đấu chống lại việc phá thai bằng cách quan tâm đến những người mẹ và nhận nuôi những đứa trẻ. Chúng tôi đã cứu hàng ngàn mạng sống. Chúng tôi đã gửi những lời này đến các phòng khám, bệnh viện và sở cảnh sát: “Xin đừng bỏ đi những đứa trẻ, chúng tôi sẽ chăm sóc chúng” Do đó, chúng tôi nói với những người mẹ đang gặp rắc rối: “Hãy đến, chúng tôi sẽ chăm sóc con và chúng tôi sẽ tìm một ngôi nhà cho đứa trẻ của con”. Và chúng tôi có nhu cầu rất lớn từ những cặp vợ chồng vô sinh- nhưng tôi không bao giờ mang đứa trẻ cho cặp vợ chồng nào đã làm điều gì đó dẫn đến việc vô sinh. Giêsu nói “Kẻ nào tiếp nhận một đứa trẻ trong danh Ta tức là tiếp nhận Ta”. Bằng cách nhận nuôi một đứa trẻ, các cặp đôi tiếp nhận Giêsu nhưng bằng cách phá đi một đứa trẻ, cặp vợ chồng đó đã từ chối tiếp nhận Giêsu .

Xin đừng giết đi một đứa trẻ. Tôi muốn đứa trẻ đó. Hãy cho tôi đứa trẻ. Tôi sẵn lòng tiếp nhận bất cứ đứa trẻ nào bị bỏ rơi và đưa đứa trẻ đó đến với cặp vợ chồng đã kết hôn những người sẽ yêu nó và được yêu thương từ nó.

Chỉ từ ngôi nhà trẻ thơ của chúng tôi ở Calcutta, chúng tôi đã cứu hơn 3000 trẻ em từ việc phá thai. Những đứa trẻ này đã mang đến tình yêu và niềm vui cho bố mẹ nhận nuôi chúng và lớn lên với đầy đủ tình yêu và hạnh phúc.

Tôi biết các cặp gia đình phải kế hoạch hóa gia đình và với mục đích đó có cách bằng phương pháp tự nhiên.

Cách để kế hoạch hóa gia đình là phương pháp tự nhiên chứ không phải chứ không phải biện pháp tránh thai.

Việc phá hủy sức mạnh bạn cho cuộc sống thông qua biện pháp tránh thai, người vợ hoặc người chồng đang làm một cái gì đó cho bản thân họ. Điều này dẫn đến sự chú trọng đến chính họ và do đó, phá hủy những món quà của tình yêu trong người chồng hay người vợ. Trong tình yêu, vợ chồng phải chuyển sự chú ý vào lẫn nhau như những gì vẫn xảy ra trong kế hoạch hóa tự nhiên, chứ không phải vào chính họ, như diễn ra trong việc tránh thai. Một khi tình yêu đang sống bị phá hủy bằng cách tránh thai, phá thai theo sau đó rất dễ dàng.

Tôi cũng biết rằng có những vấn đề lớn trên thế giới đó là nhiều cặp vợ chồng không yêu thương nhau đủ để thực hiện kế hoách hóa gia đình tự nhiên. Chúng ta không thể giải quyết tất cả các vấn đề trên thế giới nhưng hãy đừng để chúng ta mang đến điều tồi tệ nhất cho tất cả chính là phá hủy tình yêu. Và điều này là những gì xảy ra khi chúng ta nói với mọi người thực hiện biện pháp tránh thai và phá thai.

Người nghèo là những người tuyệt vời. Họ dạy cho chúng ta rất nhiều điều đẹp. Một khi một trong số họ đã đến cảm ơn chúng tôi đã dạy cho họ kế hoạch gia đình tự nhiên và nói: “Các bạn những người đã thực hành đức sống trong sạch không đôi lứa, là những người tốt nhất để dạy chúng tôi kế hoạch hóa gia đình tự nhiên bởi vì nó là không có gì hơn là tự kiểm soát chính mình xuất phát từ tình yêu cho người khác.” Và điều mà người nghèo này nói là rất đúng. Người nghèo có thể không có gì để ăn, không có một ngôi nhà để sống, nhưng họ vẫn có thể là những người tuyệt vời khi họ giàu có tâm linh.

Khi tôi gặp một người đói khát trên đường, tôi cho anh ta một đĩa cơm, một miếng bánh mì. Nhưng một người đang bị ruồng bỏ, họ cảm thấy không được mong muốn, không được yêu thương, sợ hãi, là những người bị ném ra khỏi xã hội – sự nghèo đói tinh thần kiểu đó thì khó khăn hơn nhiều để vượt qua. Và phá thai, thường đến sau biện pháp tránh thai, đưa đến sự nghèo đói về tinh thần, và đó là sự nghèo đói tồi tệ nhất và khó khăn nhất để vượt qua.

Những người nghèo về vật chất có thể là những người rất tuyệt vời. Một buổi tối, chúng tôi đi ra ngoài và chúng tôi chọn bốn người trên đường phố. Và một trong số họ đang trong tình trạng khủng khiếp nhất. Tôi đã nói với các nữ tu: “Các chị em hãy chăm sóc của ba người kia; Tôi sẽ chăm sóc của người trông tồi tệ hơn.”Vì vậy, tôi đã làm cho cô ấy tất cả những gì từ tình yêu của tôi có thể làm. Tôi đặt cô ấy trên giường, và một nụ cười tuyệt đẹp xuất hiện trên khuôn mặt của cô ấy.”

Cô ấy nắm lấy tay tôi khi cô ấy chỉ một từ duy nhất: “Cảm ơn” và cô ấy chết.

Tôi không thể không kiểm tra lương tâm của tôi trước cô ấy. Và tôi hỏi: “Tôi sẽ nói gì nếu tôi ở vào vị trí của cô ấy?” Và câu trả lời của tôi rất đơn giản. Tôi sẽ cố gắng thu hút một ít sự chú ý đến chính tôi. Tôi sẽ nói: “Tôi đói, tôi đang chết, tôi lạnh, tôi đau đớn”, hoặc một cái gì đó. Nhưng cô ấy đã cho tôi nhiều hơn nhiều – cô ấy đã cho tôi tình yêu biết ơn của cô ấy. Và cô ấy đã chết với nụ cười trên khuôn mặt. Sau đó chúng tôi nhặt một người đàn ông từ cống lên, bị sâu bọ ăn đến một nửa, sau khi chúng tôi đưa ông đến nhà, ông chỉ nói:

“Tôi đã sống như động vật trên đường phố, nhưng tôi sắp chết như một thiên thần, được yêu thương và chăm sóc.”

Sau đó, sau khi chúng tôi bắt sâu ra khỏi cơ thể của ông, tất cả những gì ông nói, với một nụ cười lớn, là: “Chị ơi, tôi sẽ về nhà với Thiên Chúa” và ông qua đời. Thật tuyệt vời chứng kiến sự vĩ đại của người đàn ông đó khi có thể nói như vậy và không cần đổ lỗi cho bất cứ ai, và so sánh với bất cứ điều gì. Như một thiên thần – sự vĩ đại của những người giàu tinh thần ngay cả khi họ nghèo về vật chất. Chúng ta không phải là nhân viên xã hội. Trong mắt một số người, chúng tôi có thể đang làm công tác xã hội, nhưng chúng ta phải là những người chiêm nghiệm trong trái tim của thế giới. Vì chúng ta được chạm vào cơ thể của Christ và chúng ta luôn luôn có sự hiện diện của Ngài.

Các bạn cũng phải mang sự hiện diện của Chúa đến gia đình mình, bởi vì gia đình cầu nguyện với nhau, ở lại cùng nhau.

Có quá nhiều hận thù, nhiều đau khổ, và chúng ta bằng lời cầu nguyện của chúng ta, với sự hy sinh của chúng, đang bắt đầu từ gia đình. Tình yêu bắt đầu từ gia đìnhvà không phải là chúng ta làm bao nhiêu, mà là bao nhiêu tình yêu chúng ta đưa vào những việc chúng ta đang làm.

Nếu chúng ta là những người chiêm niệm được trong trái tim của thế giới với tất cả vấn đề của nó, những vấn đề này không bao giờ có thể làm nản chí chúng ta. Chúng ta phải luôn luôn nhớ những gì Thiên Chúa nói với chúng ta trong Kinh Thánh: “Ngay cả khi một người mẹ có thể quên mất đứa trẻ trong bụng mình – một chuyện không thể, nhưng ngay cả khi cô có thể quên- Ta sẽ không bao giờ quên các con.”

Và ở đây tôi đang muốn nói với các bạn. Tôi muốn các bạn tìm kẻ nghèo khó ngay tại nơi đây, ngay trong ngôi nhà của bạn và bắt đầu với tình yêu thương ở đó. Hãy trở thành tin lành với người thân của mình trước hết. Và tìm những người láng giềng xung quanh. Bạn có biết họ là ai không?

Tôi đã có trải nghiệm khác thường nhất của tình yêu thương những người láng giềng với một gia đình Ấn Độ giáo. Một người đàn ông đến nhà chúng tôi và nói: “Mẹ Teresa, có một gia đình đã không có gì ăn trong một thời gian dài. Hãy làm điều gì đó.” Vì vậy, tôi lấy một ít gạo và ngay lập tức đến đó. Và tôi thấy những đứa trẻ- đôi mắt sang lên vì đói. Tôi không biết nếu bạn đã bao giờ thấy người đói hay chưa. Nhưng tôi thấy điều đó thường xuyên. Và người mẹ trong gia đình mà tôi mang gạo đến đã lấy gạo và đi ra. Khi cô ấy trở lại, tôi hỏi cô ấy: “Cô đã đi đâu vậy? Cô đã làm gì? ” Và cô ấy đã cho tôi một câu trả lời rất đơn giản:” Họ cũng đang đói” Điều gây ấn tượng với tôi là cô ấy đã biết chuyện này – và họ là ai? Một gia đình Hồi giáo – mà cô ấy đã biết. Tôi đã không mang thêm gạo đến vào tối hôm đó vì tôi muốn họ, người Ấn giáo và Hồi giáo, tận hưởng niềm vui chia sẻ.

Nhưng những đứa trẻ, lan tỏa niềm vui, chia sẻ niềm vui và bình yên với người mẹ vì cô đã có tình yêu để cho đi cho đến khi đau đớn. Và bạn thấy đấy, đây là nơi tình yêu bắt đầu – tại nhà trong gia đình.

Do đó, như ví dụ về gia đình này thể hiện ra, Chúa sẽ không bao giờ quên chúng ta, và có một điều gì đó bạn và tôi có thể luôn luôn làm được. Chúng ta sẽ giữ niềm vui về yêu thương Giêsu trong trái tim chúng ta, và chia sẻ niềm vui đó với những người mà chúng ta gặp gỡ và tiếp xúc.

Chúng ta hãy làm rõ ràng một điều rằng – không có đứa trẻ nào không được mong muốn, không được yêu thương, không được chăm sóc, hoặc bị giết chết và vứt đi. Hãy cho đi cho tới khi đau đớn – với một nụ cười.

Tôi đã nói quá nhiều về cho đi một nụ cười, có một lần một giáo sư từ Mỹ đến hỏi tôi “Bà đã kết hôn chưa?” Và tôi trả lời rằng: “Rồi, và tôi luôn nhận thấy đôi khi rất khó để cười với người chồng của tôi, Giêsu bởi vì đôi khi Ngài có yêu cầu rất cao.” Đó là một điều dường như đúng.

Và có một nơi tình yêu đến – là khi có sự yêu cầu cao , ấy vậy mà chúng ta có thể cho nó đi với niềm vui.

Một trong những yêu cầu cao nhất đối với tôi là đi khắp nơi – và đứng trước công chúng. Tôi đã nói với Giêsu rằng nếu tôi không lên thiên đường vì lý do nào khác, tôi sẽ lên thiên đường với tất cả những việc đi lại và với tất cả sự xuất hiện trước công chúng, bởi vì điều đó đã thánh sạch tôi, hy sinh tôi và khiến tôi sẵn sang đến thiên đường.

Nếu chúng ta nhớ rằng Chúa yêu thương chúng ta, và rằng chúng ta có thể yêu thương người khác như Ngài yêu chúng ta, thì Nước Mỹ sẽ trở thành dấu hiệu của hòa bình của thế giới.

Từ nơi đây, dấu hiệu của việc chăm sóc cho những người yếu nhất trong những người yếu thế – những đứa trẻ chưa được sinh ra – phải đi ra ngoài thế giới. Nếu bạn trở thành một ánh sang rực cháy của công lý và hòa bình thế giới, thì thực sự bạn sẽ làm đúng với những gì những người sáng lập của đất nước này đại diện cho. Thiên Chúa chúc lành cho bạn!

Mother Teresa
Mẹ Teresa nói chuyện Reviewed by IN LONG AN on 00:54:00 Rating: 5 Nguyễn Minh Hiển Dưới đây là bài nói chuyện của Mother Teresa người đạt giải Nobel Hòa Bình vì chăm lo cho người ngheo ở buổi Cầu Nguyệ...

Không có nhận xét nào: