Tuesday, March 31, 2015
***
VATICAN. Trong Lễ Lá sáng chúa nhật 29-3-2015 tại Vatican, ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương lối sống khiêm hạ của Chúa Cứu Thế.
Dưới
bầu trời nắng xuân và trước sự hiện diện của 50 ngàn tín hữu, ĐTC
Phanxicô đã chủ sự lễ lá, tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu khải hoàn vào
thành Jerusalem, và thánh lễ tưởng niệm cuộc tương khó của Chúa sau đó.
Số người hiện diện tại lên tới 80 ngàn người khi đọc kinh Truyền Tin.
Chúa
nhật 29-3 cũng là Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 30 được cử hành ở cấp
giáo phận về chủ đề ”Phúc cho những ai có tâm hồn thanh khiết vì họ sẽ
được thấy Thiên Chúa”. Vì thế, tham dự cuộc rước lá với ĐTC từ giữa
Quảng trường Thánh Phêrô tiến lên lễ đài trên thềm Đền thờ có hơn 400
bạn trẻ, gồm 100 người thuộc giáo phận Roma, 200 bạn trẻ từ các nơi khác
trên thế giới, 50 bạn trẻ do Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân chọn, và
sau cùng là 50 người trẻ thuộc Trung tâm thánh Lorenzo, gần Quảng
trường.
Các
cành lá dừa các bạn trẻ cầm trong cuộc rước lá do các Cộng đoàn Con
đường Tân dự tòng trao tặng; còn các cây và cành ô liu trang trí bàn thờ
và Quảng trường thánh Phêrô do miền Puglie nam Italia tặng. Sau cùng 2
ngàn cành lá dừa màu vàng được kết bện rất nghệ thuật, do các chính
quyền ở thành phố San Remo và Bordighera và một số tổ chức khác ở miền
Liguria trao tặng theo một truyền thống từ thế kỷ 16. Các cành lá này
được ĐTC, các HY, GM, kinh sĩ đoàn Đền thờ Thánh Phêrô và đoàn giúp lễ
và một số người khác cầm trong tay.
Đồng
tế với ĐTC và tham dự cuộc rước lá có 30 Hồng y và 50 Giám Mục. Phần
thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa thánh, còn có ca đoàn và ban
nhạc của giáo phận Roma và ca đoàn Mẹ Giáo Hội.
Lên
tới bàn thờ, ĐTC đã cử hành thánh lễ theo nghi thức thông thường, đặc
biệt là với bài Thương khó theo Tin Mừng thánh Marco do 3 thầy Phó tế
công bố.
Bài giảng của ĐTC
Trong
bài giảng tiếp đó, ĐTC đặc biệt khai triển đề tài sự hạ mình của Chúa
Giêsu Con Thiên Chúa và mời gọi các tín hữu cũng hãy noi theo lối sống
khiêm hạ của Chúa. Ngài nói:
”Nơi
trung tâm buổi lễ trọng thể này, có một lời chúng ta đã nghe trong thư
gửi tín hữu thành Philipphê: ”Người hạ mình xuống” (2,8). Sự hạ mình của
Chúa Giêsu.
”Lời
này tỏ cho chúng ta lối cư xử của Thiên Chúa và của Kitô hữu: đó là sự
khiêm nhường. Một lối sống không bao giờ ngưng gây ngạc nhiên cho chúng
ta và đặt chúng ta ở trong tình trạng khủng hoảng: chúng ta không bao
giờ trở nên quen với sự kiện một vị Thiên Chúa khiêm hạ!
”Hạ
mình xuống trước tiên là lối sống của Thiên Chúa: Thiên Chúa hạ mình để
đồng hành với dân Ngài, để chịu đựng những bất trung của dân. Chúng ta
thấy rõ điều đó khi đọc sách Xuất Hành: Thiên Chúa hạ mình dường nào khi
nghe tất cả những lời lẩm bẩm, than trách ấy! Những lời than trách
chống ông Môisê, nhưng thực ra là chống lại Chúa, chống lại Cha của họ,
Đấng đã đưa họ ra khỏi tình trạng nô lệ và hướng dẫn họ trên con đường
tiến qua sa mạc tìm về đất tự do.
”Trong
tuần Thánh này, tuần lễ dẫn đưa chúng ta đến lễ Phục Sinh, chúng ta sẽ
đi trên con đường hạ mình của Chúa Giêsu. Chỉ như thế, tuần này mới là
Tuần Thánh đối với cả chúng ta!
”Chúng
ta sẽ nghe thấy những lời khinh bỉ của các thủ lãnh dân và những mưu mô
gian xảo của họ để làm cho Chúa ngã xuống. Chúng ta sẽ chứng kiến sự
phản bội của Giuđa, một trong 12 môn đệ, người sẽ bán Thầy với 30 đồng
bạc. Chúng ta sẽ thấy Chúa bị bắt và giải đi như một kẻ bất lương; bị
các môn đệ bỏ rơi; bị điệu ra trước Công nghị Do thái, bị kết án tử
hình, bị đánh đập và lăng mạ. Chúng ta sẽ nghe Phêrô, ”đá tảng” của các
môn đệ, chối bỏ Chúa 3 lần. Chúng ta sẽ nghe những tiếng gào thét của
đám đông, do các thủ lãnh xúi giục, họ xin tha cho Barabba, còn Chúa thì
họ đòi đóng đanh. Chúng ta sẽ thấy Ngừơi bị quân lính nhạo cười, họ cho
Người mặc áo đỏ, đầu đội mão gai. Và rồi, dọc theo con đường đau khổ,
dưới thập giá, chúng ta sẽ nghe những lời lăng mạ của dân chúng và các
thủ lãnh nhạo cười vua của họ và Con Thiên Chúa.
”Đó
là con đường của Thiên Chúa, con đường khiêm hạ. Đó là con đường của
Chúa Giêsu và không có con đường nào khác. Không có sự khiêm nhường mà
không có hạ mình.
”Theo
đuổi đến cùng con đường ấy, Con Thiên Chúa đã nhận lấy ”hình hài người
tôi tớ” (Xc Pl 2,7). Thực vậy, khiêm nhường có nghĩa là phục vụ, dành
khoảng trống cho Thiên Chúa cởi bỏ chính mình, trở nên trống rỗng, như
Kinh Thánh nói (v.7). Đó là một sự hạ mình lớn nhất.
”Có
một con đường trái ngược với con đường của Chúa Kitô: đó là tinh thần
thế tục. Tinh thần này mang lại cho chúng ta con đường háo danh, kêu
ngạo, thành công… Đó là con đường khác. Quỷ cũng đã đề nghị con đường
với cả Chúa Giêsu trong 40 ngày ở trong sa mạc. Nhưng Chúa Giêsu đã bác
bỏ không chút do dự. Và cùng với Ngài, cả chúng ta cũng có thể chiến
thắng cám dỗ ấy, không những trong những dịp lớn, nhưng cả trong những
hoàn cảnh thông thường của cuộc sống.
”Chúng
ta được trợ giúp và khích lệ nhờ tấm gương của bao nhiêu người nam nữ,
trong thinh lặng và âm thầm, hằng ngày từ bỏ bản thân để phục vụ tha
nhân: một người thân bị bệnh, một người già cô đơn, một người khuyết
tật…
”Chúng
ta cũng hãy nghĩ đến sự tủi nhục của bao nhiêu người vì trung thành với
Tin Mừng nên bị kỳ thị và phải trả giá bằng chính mạng sống mình. Và
chúng ta nghĩ đến bao nhiêu anh chị em chúng ta bị bách hại vì là Kitô
hữu, những vị tử đạo ngày nay: họ không chối bỏ Chúa Giêsu và can đảm
chịu đựng những lời lăng mạ và xúc phạm. Họ theo Chúa Giêsu trên đường
của Người. Chúng ta có thể nói đó là ”đám mây các chứng nhân” (Xc Dt
12,1).
”Cả
chúng ta cũng hãy quyết liệt tiến bước trên con đường ấy, với lòng yêu
mến nhiệt thành đối với Ngừơi là Chúa và là Đấng Cứu độ chúng ta. Chính
tình yêu hướng dẫn và mang lại sức mạnh cho chúng ta. Nơi nào có Chúa,
chúng ta cũng sẽ ở với Người (Xc Ga 12,26). Amen
Lời nguyện giáo dân
Trong
phần lời nguyện phổ quát, bằng 5 thứ tiếng Ba Lan, Pháp, Indonesia,
tiếng Hoa và Swahili bên Phi châu, cộng đoàn lần lượt cầu nguyện cho
Giáo Hội, nhờ cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, luôn can đảm loan báo Tin Mừng
không chút dè dặt cầu cho các tín hữu Kitô bị bách hại, cho họ được
tham phần vào công trình cứu độ của Chúa; cầu cho các bạn trẻ được tâm
hồn thanh khiết, không phân chia và quảng đại; cầu cho những người đang
tìm kiếm chân lý được cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu hướng dẫn nhận biết
rằng Người thực là Con Thiên Chúa; sau cùng cầu cho những người nghèo
khổ, để họ được săn sóc các vết thương và nhóm lên niềm hy vọng nhờ cuộc
khổ nạn của Chúa Kitô.
Kinh Truyền Tin
Cuối
thánh lễ, lúc 11 giờ rưỡi, ĐTC đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin kính
Đức Mẹ ngay tại thềm Đền thờ thánh Phêrô. Số người hiện diện tại Quảng
trường lúc này lên tới 80 ngàn người.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC nói:
”Vào
cuối buổi lễ này, tôi thân ái chào thăm tất cả anh chị em hiện diện nơi
đây, đặc biệt là các bạn trẻ. Các bạn trẻ thân mến, tôi khuyên nhủ các
bạn hãy tiếp tục theo đuổi hành trình của các bạn trong các giáo phận,
hoặc trong cuộc lữ hành qua các đại lục, dẫn đưa các bạn đến Cracovia
vào năm tới, nơi quê hương của thánh Gioan Phaolô 2, Người đã khởi xướng
Ngày Quốc Tế giới trẻ. Đề tài của cuộc gặp gỡ lớn này là ”Phúc cho ai
có lòng thương xót, vì họ sẽ được xót thương” (Mt 5,7), một đề tài rất
phù hợp với Năm Thánh Thương Xót. Các bạn hãy để cho mình được tràn đầy
sự dịu dàng của Chúa Cha, để phổ biến quanh các bạn!
”Giờ
đây chúng ta hãy cầu nguyện với Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, xin Mẹ giúp
chúng ta sống Tuần Thánh này trong đức tin. Mẹ cũng đã hiện diện khi
Chúa Giêsu tiến vào thành Jerusalem được dân chúng hoan hô; nhưng con
tim của Mẹ, giống như trái tim của Con, sẵn sàng chịu hy sinh. Chúng ta
hãy học cùng Mẹ là Trinh Nữ trung thành, theo Chúa cả khi con đường dẫn
đến thập giá.
”Tôi
phó thác các nạn nhân tại nạn máy bay hôm thứ ba vừa qua (24-3, tại
Pháp) cho sự chuyển cầu của Mẹ, trong số đó cũng có một nhóm học sinh
người Đức.
G. Trần Đức Anh OP (RV.)
Không có nhận xét nào: